- Tin tức SECOM
- Jun. 20, 2024
Nghiệp Vụ Bảo Vệ Là Gì? Những Nghiệp Vụ Cần Có Ở Người Bảo Vệ
Hiện nay, những tiềm ẩn rủi ro về an ninh vẫn luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội, vì thế nhiệm vụ của người bảo vệ không chỉ đơn giản là đứng gác và quan sát mà còn bao gồm nhiều tác vụ quan trọng khác. Điều này đòi hỏi nhân viên phải có nghiệp vụ chuyên nghiệp để hỗ trợ tốt nhất cho công việc. Trong nghiệp vụ bảo vệ sẽ có những hạng mục nhỏ khác nhau nhưng tất cả đều lấy sự an ninh, trật tự và an toàn làm mục đích chung. Vậy nghiệp vụ bảo vệ là gì? Đâu là những nghiệp vụ cần có ở người bảo vệ? Hãy cùng SECOM Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
Khái niệm nghiệp vụ bảo vệ là gì?
Về cơ bản, nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các kỹ năng chuyên môn mà nhân viên bảo vệ bắt buộc phải có để đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn cho tài sản và tính mạng của thân chủ cũng như những người xung quanh. Trong đó, nghiệp vụ bảo vệ sẽ được phân thành những nghiệp vụ nhỏ như tuần tra, phòng cháy chữa cháy,… Tùy theo khu vực, tình huống và yêu cầu cụ thể mà nhân viên bảo vệ sẽ sử dụng nghiệp vụ phù hợp.
Các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ hiện nay
Các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ sẽ được thực hiện theo quy định của nhà nước. Cụ thể, theo Nghị định 06/2013/NĐ-CP, khoản 1 Điều 4, biện pháp nghiệp vụ bảo vệ sẽ bao gồm những yếu tố sau:
- Biện pháp nghiệp vụ bảo vệ hành chính.
- Biện pháp nghiệp vụ bảo vệ quần chúng
- Biện pháp nghiệp vụ bảo vệ tuần tra, canh gác.
Quy định của Nhà nước về nghiệp vụ bảo vệ cơ quan doanh nghiệp
Theo Nghị định 06/2013/NĐ-CP về nghiệp vụ bảo vệ cơ quan doanh nghiệp, những quy định chung về nghiệp vụ này cơ bản như sau:
- Phạm vi điều chỉnh: Quy định về nhiệm vụ, chức năng, hoạt động, tổ chức, chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ tại doanh nghiệp.
- Đối tượng áp dụng: Toàn bộ cơ quan doanh nghiệp Việt Nam và các công ty nước ngoài kinh doanh hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ: Những hoạt động tổ chức bảo vệ phải do chủ doanh nghiệp quyết định thành lập. Lực lượng bảo vệ phải chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp từ người đứng đầu cơ quan.
Ngoài ra, bên công ty dịch vụ bảo vệ bắt buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định này cũng như quy định của pháp luật. Các hành động lợi dụng danh nghĩa bảo vệ để thực hiện hành vi phạm pháp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sẽ bị nghiêm cấm và xử phạt theo quy định.
Nguyên tắc làm việc của nhân viên bảo vệ
Bất cứ ngành nghề nào cũng đều hoạt động dựa trên những nguyên tắc chung và hướng đến những lợi ích nhất định, trong đó bao gồm cả công việc bảo vệ. Vậy, nguyên tắc của nghiệp vụ bảo vệ là gì?
- Khi thực hiện nhiệm vụ phải công khai, rõ ràng, minh bạch.
- Chịu trách nhiệm với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan, xí nghiệp.
- Tác phong chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, có tinh thần hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Luôn sẵn sàng trước mọi tình huống, nỗ lực, dũng cảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo vệ bài bản, đúng quy trình đã được bồi dưỡng.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải giữ liên lạc với cấp trên.
- Không thực hiện các công việc nằm ngoài phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình.
- Sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng về vấn đề giữ an ninh trật tự…
Mục tiêu của lực lượng bảo vệ là gì?
Mục tiêu của lực lượng bảo vệ có thể bao gồm nhiều đối tượng khác nhau như doanh nghiệp, nhà máy, siêu thị… Về cơ bản, những mục tiêu hướng đến của lực lượng bảo vệ sẽ được chia thành 2 loại sau:
- Mục tiêu cố định: Những mục tiêu không thể chuyển động về không gian, địa điểm như:
- Mục tiêu chứa tài sản: Bảo vệ ngân hàng, kho bạc, cơ sở kim hoàn…
- Mục tiêu chứa công nghệ: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến, nhà máy điện…
- Mục tiêu là nơi có đông người tụ tập: Khách sạn, siêu thị, bến xe…
- Mục tiêu chứa cơ sở hạ tầng – kỹ thuật: Cầu, bến phà, công trình văn hóa, tượng đài, lăng mộ…
- Mục tiêu đặc thù: Kiểm xoát xe ra vào ở tầng hầm giữ xe, nhà cao tầng, cáp treo, hạ tầng trên mặt nước…
- Mục tiêu di động: Những mục tiêu có khả năng chuyển động về cả không gian và vị trí địa lý, trong đó bao gồm con người, hàng hóa được vận chuyển.
Trên thực tế, ngoài 2 loại mục tiêu trên, vẫn còn mục tiêu mang tính kết hợp, nghĩa là mục tiêu có thể vừa mang tính cố định, vừa có thể chuyển động.
Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ
Các nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ cơ bản dựa trên mục tiêu của từng hợp đồng, cụ thể như sau:
- Nghiệp vụ bảo vệ đối với mục tiêu cố định:
- Mở/đóng cổng, kiểm tra giấy tờ của nhân viên, cán bộ, shipper…
- Ghi nhận thông tin và giải quyết các trường hợp thân nhân, đối tác muốn gặp gỡ gia chủ.
- Nếu đối tượng có những hành vi khó hiểu, đáng nghi vấn, nhân viên bảo vệ có thể yêu cầu kiểm tra phương tiện, hành lý của mọi người khi ra vào.
- Nếu phát hiện hành vi biển thủ tài sản thì cần tiến hành lập biên bản, sau đó báo lại thân chủ để giải quyết.
- Quan sát và chú ý ghi nhớ những gương mặt lạ trong khu làm việc.
- Giữ gìn an ninh, trật tự tại khu vực công tác, đồng thời có biện pháp ngăn chặn các hành vi gây rối và sẵn sàng đối mặt với các hành vi vi phạm.
- Nghiệp vụ bảo vệ đối với mục tiêu di động:
- Phát hiện, ngăn chặn, hỗ trợ áp tải và trấn áp tất cả hành vi xâm hại đến mục tiêu cần bảo vệ.
- Kiểm tra phương tiện vận chuyển thường xuyên, đúng tiến độ và đúng kế hoạch.
- Giám sát kỹ lưỡng các khâu giao nhận, bốc xếp hàng hóa. Trong trường hợp phát hiện thiếu sót phải kịp thời ngăn chặn và khắc phục.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, xử lý các vấn đề liên quan đến sự an toàn của mục tiêu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một nhân viên bảo vệ.
- Nghiệp vụ bảo vệ đối với mục tiêu là nhân vật quan trọng:
- Sẵn sàng đối phó với những hành vi xâm hại đến thân chủ.
- Quan sát, chú ý đến các hoạt động quay, chụp ảnh cùng những fan hâm mộ, người gặp gỡ, các phương tiện họ mang theo khi tiếp xúc với thân chủ. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về người và tài sản của thân chủ.
- Trong những trường hợp cần thiết thì phải thông tin cho cấp trên cùng cơ quan Công An gần nhất.
Những nghiệp vụ cơ bản của bảo vệ hiện nay
Để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ bảo vệ đòi hỏi phải có những nghiệp vụ hỗ trợ nhất định. Dưới đây là những nghiệp vụ cơ bản mà bất cứ người bảo vệ nào cũng cần phải trang bị để phục vụ cho công việc.
Nghiệp vụ tuần tra
Kỹ năng tuần tra là một trong các nghiệp vụ bảo vệ cơ bản và quan trọng nhất. Trong đó, người bảo vệ phải di chuyển và quan sát xung quanh để nắm bắt tình hình, đảm bảo không có bất kỳ sự cố gì có thể xảy ra. Điều này góp phần bảo vệ được tài sản, tính mạng của con người tại khu vực tuần tra.
Đối với các nhân viên bảo vệ tuần tra tại những khu vực đặc thù như nhà xưởng, xí nghiệp có nhiều thiết bị, máy móc, người bảo vệ còn cần khả năng nhạy bén để kịp thời phát hiện và xử lý tình huống nhanh chóng. Ngoài ra, khi thực hiện nghiệp vụ bảo vệ ở công ty, nhà xưởng… nhân viên bảo vệ cần trang bị những vật dụng cần thiết cho việc tuần tra như điện thoại, đèn pin, máy tuần tra…
Nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
Khi thực hiện nhiệm vụ ở nhà máy, xí nghiệp chế biến, những nơi dễ cháy nổ, nhiệt độ cao,… nhân viên bảo vệ còn cần phải trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản tại khu vực. Trong đó, nhân viên bảo vệ cần phải có kiến thức về kỹ năng phòng cháy chữa cháy, biết sử dụng thiết bị hỗ trợ để sẵn sàng ứng phó khi sự cố xảy ra.
Nghiệp vụ võ thuật
Để thực hiện nghiệp vụ bảo vệ doanh nghiệp, trung tâm thương mại, những nơi dễ xảy ra trường hợp trộm cắp tài sản… thì biết võ thuật là một kỹ năng cần thiết. Nhờ đó, nhân viên bảo vệ có thể ứng phó kịp thời, đảm bảo công ty không bị thất thoát sản phẩm, tài sản, hàng hóa.
Đặc biệt, kỹ năng võ thuật càng quan trọng hơn đối với bảo vệ trực ca đêm. Trộm cắp thường lộng hành vào khoảng thời gian này, vì thế, việc nhân viên bảo vệ biết võ sẽ giúp khống chế và xử lý kịp thời, từ đó không gây tổn hại đến tài sản của công ty.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những nghiệp vụ bảo vệ cần thiết. Nhân viên bảo vệ chính là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì thế họ phải biết cách để lại ấn tượng tốt thông qua lời chào hỏi, hành vi cư xử,… Trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, nhân viên bảo vệ còn phải hướng dẫn khách hàng tìm ra khu vực mua sắm.
Kỹ năng kiểm soát hỗn loạn
Một trong các kỹ năng quan trọng và bắt buộc phải có trong nghiệp vụ bảo vệ chính là kiểm soát hỗn loạn. Đặc biệt tại những khu vực xảy ra chập điện, cháy nổ khiến mọi người hoảng loạn, nhân viên bảo vệ cần mau chóng trấn an tinh thần, giải tán đám đông một cách nhanh chóng để hạn chế các sự cố không mong muốn.
Kỹ năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động tuần tra
Ngoài những kỹ năng trên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo vệ còn trang bị kỹ năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động tuần tra của nhân viên. Đây được xem là yếu tố cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trên thị trường.
SECOM – Cung cấp dịch vụ bảo vệ thường trú uy tín và chất lượng tại Việt Nam
Nếu quý khách đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ uy tín, chất lượng thì SECOM chắc chắn sẽ mang đến những giải pháp tốt nhất. Tự hào là công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ theo tiêu chuẩn Nhật Bản, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng giải pháp an ninh hiệu quả và hài lòng nhất, bao gồm các dịch vụ như bảo vệ tòa nhà, nhà máy, trường học, ngân hàng, yếu nhân,…
Khi lựa chọn SECOM, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ bởi đội ngũ nhân viên bảo vệ của chúng tôi đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp với đầy đủ các kỹ năng cần thiết phục vụ cho nhu cầu công việc. Dưới sự quản lý của SECOM Việt Nam kết hợp với tổng quản lý từ công ty mẹ tại Nhật Bản, những hoạt động liên quan đến đào tạo nghiệp vụ và kiểm tra định kỳ luôn được tổ chức thường xuyên nằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ.
Đồng thời, nhân viên bảo vệ tại SECOM sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện. Vì thế, hãy liên hệ SECOM ngay hôm nay để trải nghiệm dịch vụ bảo vệ uy tín, chất lượng hàng đầu thị trường.
Thêm vào đó, SECOM còn cung cấp các giải pháp an ninh khác như:
- Tư vấn thiết kế, lắp đặt hệ thống giám sát báo động trực tuyến
- Lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh
- Lắp đặt máy chấm công
- Lắp đặt hệ thống kiểm soát xe ra vào
- Lắp đặt hệ thống kiểm soát ra vào
- …
Trên đây là những thông tin về nghiệp vụ bảo vệ mà SECOM muốn gửi đến khách hàng. Hy vọng thông qua bài viết này, quý khách đã có cái nhìn rõ hơn về nghiệp vụ bảo vệ doanh nghiệp, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định sử dụng dịch vụ này. Nếu quý khách đang tìm kiếm các giải pháp an ninh hiệu quả, hãy đồng hành cùng SECOM ngay hôm nay.