- Tin tức SECOM
- Jun. 5, 2024
Hệ Thống BMS Là Gì? Cấu Trúc Và Chức Năng Của Hệ Thống Quản Lý Tòa Nhà BMS
Hiện nay, việc quản lý, vận hành tòa nhà, cao ốc, văn phòng, chung cư thông qua hệ thống BMS ngày càng được nhiều chủ đầu tư cũng như ban quản lý tòa nhà áp dụng bởi những tiện ích thiết thực mà nó mang lại. Tuy vậy, để có thể vận hành hiệu quả BMS thì cần phải hiểu rõ về cấu trúc, chức năng của toàn bộ hệ thống này. Vậy BMS là gì? Hệ thống BMS có vai trò, tính năng và ứng dụng như thế nào? Cùng SECOM Vietnam làm rõ những thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé.
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là gì?
Trước khi đi vào những thông tin quan trọng về hệ thống quản lý tòa nhà BMS, hãy cùng SECOM tìm hiểu thuật ngữ BMS là gì. BMS là cách gọi vắn tắt của cụm “Building Management System”, được hiểu là hệ thống quản lý tòa nhà thông qua việc điều khiển và giám sát các thiết bị trong không gian sống.
Bằng việc can thiệp vào hệ thống kỹ thuật, BMS System có thể thay người dùng thực hiện hiệu quả việc vận hành, quản lý tòa nhà. Điều này đảm bảo cho các cá nhân và tổ chức có được môi trường sống và làm việc thuận lợi, an toàn, không phải lo lắng về vấn đề an ninh. Hiện nay, hệ thống BMS được sử dụng phổ biến trong các thiết bị kỹ thuật tòa nhà như hệ thống điện nước, thông gió, điều hòa, báo cháy, chữa cháy, an ninh…
Tại sao nên sử dụng hệ thống BMS trong quản lý tòa nhà?
Hệ thống BMS ra đời như một giải pháp quản lý an ninh tòa nhà hiệu quả, từ đó giúp người dùng có được môi trường sống an toàn và thoải mái. Vậy lý do nên sử dụng BMS System là gì?
- Vận hành đơn giản: BMS được thiết kế với các chương trình vận hành tự động, cùng các chỉ dẫn chi tiết hiển thị trên màn hình, từ đó giúp người dùng dễ dàng sử dụng trong việc quản lý hệ thống tòa nhà.
- Tăng tính bảo mật và an toàn: Hệ thống BMS có khả năng quản lý, kiểm soát tình hình an ninh và đảm bảo an toàn cho tòa nhà bằng cách điều khiển, giám sát và kịp thời báo cáo cho ban quản lý. Điều này sẽ giúp không gian sống và làm việc của người dùng luôn được an toàn, hạn chế các sự cố không mong muốn.
- Giám sát, quản lý thiết bị hiệu quả: BMS System được thiết kế với các tính năng điều khiển, quản lý, vận hành và kiểm soát hiệu quả, từ đó giúp người dùng có thể theo dõi kịp thời tình hình của tòa nhà mà không phải đến tận nơi kiểm tra.
- Tiết kiệm năng lượng và chi phí cho tòa nhà: Hệ thống BMS có thể giám sát và ghi nhận các thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của tòa nhà, từ đó sẽ thiết lập một số cảnh báo về tình trạng tiêu thụ điện năng.
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS điều khiển và giám sát hệ thống nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu BMS là gì, người dùng cũng nên biết chính xác những hệ thống mà BMS có thể điều khiển và giám sát. Hiện nay, hệ thống quản lý tòa nhà BMS có thể phát huy tối đa công dụng điều khiển, giám sát qua những hệ thống thiết bị kỹ thuật sau:
- Hệ thống điều hòa/máy lạnh;
- Hệ thống thiết bị thông gió;
- Hệ thống thiết bị camera giám sát;
- Hệ thống đèn chiếu sáng;
- Hệ thống điện, máy phát điện;
- Hệ thống điều khiển thang máy;
- Hệ thống báo cháy – chữa cháy;
- Hệ thống cung cấp nước.
Chức năng của hệ thống quản lý tòa nhà BMS
Sau khi nắm được các thiết bị kỹ thuật có thể điều khiển và giám sát của hệ thống BMS là gì, hãy cùng SECOM tìm hiểu chức năng, vai trò của chúng khi được sử dụng trong tòa nhà. Thực tế, hệ thống quản lý tòa nhà BMS sẽ phụ trách những chức năng khác nhau tùy theo từng thiết bị kỹ thuật, cụ thể như sau:
- Đối với hệ thống điều hòa không khí: BMS có chức năng giám sát chế độ hoạt động của điều hòa, từ đó thực hiện tự điều chỉnh nhiệt độ thích hợp theo từng khu vực hoặc dựa trên thiết lập cài đặt sẵn của người dùng.
- Đối với hệ thống thông gió: BMS có chức năng tự điều khiển việc đóng/mở và tốc độ hoạt động của hệ thống thông gió bằng cách dựa trên tín hiệu cảm biến, thiết lập sẵn của người dùng.
- Đối với hệ thống camera an ninh: BMS quản lý tòa nhà có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu, sau đó thực hiện lưu trữ và quản lý dữ liệu hình ảnh hoặc video từ camera an ninh. Ngoài ra, trong trường hợp chế độ hoạt động của hệ thống camera giám sát thông minh có vấn đề, hệ thống quản lý BMS cũng có chức năng đưa ra cảnh báo.
- Đối với hệ thống điều khiển chiếu sáng: Phần mềm BMS có thể thực hiện việc tắt/mở đèn tự động dựa trên lịch trình cài đặt sẵn hoặc bật/tắt thủ công qua màn hình giám sát.
- Đối với hệ thống điện và đo đếm năng lượng: Hệ thống BMS có chức năng giám sát, ghi nhận các thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của tòa nhà, sau đó sẽ tiến hành lưu trữ, xử lý và đưa ra cảnh báo cho gia chủ.
- Đối với thang máy: Chức năng của BMS là gì khi ứng dụng trong thang máy? Hệ thống BMS sẽ theo dõi, kiểm soát tình hình hoạt động của thang máy, từ đó kịp thời phát hiện các vấn đề, sự cố và báo cáo. Đồng thời, giải pháp quản lý BMS còn có chức năng tự điều khiển hoạt động của thang máy mà không cần sự trợ giúp của nhân viên kỹ thuật.
- Đối với hệ thống báo cháy: Hiện nay, hệ BMS có thể kết nối trực tiếp với hệ thống báo cháy, từ đó việc nắm bắt trạng thái hoạt động của các thiết bị cũng như đưa ra các cảnh báo dễ dàng hơn.
- Đối với hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hệ thống quản lý tòa nhà BMS có chức năng điều khiển và giám sát chặt chẽ lượng nước trong trong tòa nhà, đồng thời có thể tự động bật tắt máy bơm tổng theo cài đặt.
Cấu trúc của hệ thống quản lý tòa nhà BMS như thế nào?
Hiện nay, nhằm đảm bảo tính an toàn cho tòa nhà, hệ thống BMS được chế tạo với cấu trúc bài bản gồm 4 cấp. Trong đó, mỗi cấp độ sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau phục vụ cho nhu cầu bảo vệ 24/24 an ninh tòa nhà, cụ thể như sau:
Cấp chấp hành
Cấp chấp hành là cấp đầu tiên trong hệ thống quản lý tòa nhà BMS, bao gồm 2 thiết bị chính như:
- Thiết bị đầu vào: Thu thập dữ liệu như hệ thống cảm biến hồng ngoại, đầu thẻ, camera…
- Thiết bị đầu ra: Các thiết bị vận hành như đèn, còi, chuông, loa, quạt, điều hòa, động cơ…
Hiện nay, thiết bị đầu ra của hệ thống BMS đã được cải tiến với bộ vi xử lý riêng, điều này cho phép bộ phận có thể tự điều chỉnh theo tình hình thực tế mà không cần phải chờ lệnh của các cấp cao hơn.
Cấp điều khiển
Cấp điều khiển có khả năng thay thế người dùng xử lý thông tin một cách chính xác và nhanh nhất mà không cần sự can thiệp của nhân viên kỹ thuật. Thông thường, cấp điều khiển sử dụng các bộ điều khiển như DDC, PLC, PAC…
Vậy nhiệm vụ chính của cấp điều khiển trong hệ thống BMS tòa nhà là gì? Trên thực tế, cấp điều khiển là nơi thu thập dữ liệu từ thiết bị cảm biến đầu vào, sau đó áp dụng các thuật toán để xử lý và chuyển đổi chúng thành lệnh để truyền lại cấp chấp hành.
Cấp điều khiển giám sát
Cấp điều khiển giám sát trong BMS System có vai trò làm cầu nối giao tiếp giữa hệ thống với nhân viên kỹ thuật. Trong đó, hệ thống quản lý BMS sẽ hỗ trợ người dùng cài đặt ứng dụng, giám sát chặt chẽ và phát cảnh báo về những tình huống bất thường/nguy hiểm ở dạng đồ thị, bảng biểu…
Cấp quản lý
Cấp quản lý là cấp cao nhất trong hệ thống BMS với khả năng giám sát, theo dõi, điều hành và ra lệnh trong toàn bộ hệ thống. Nhiệm vụ chính của cấp này là tiếp nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu, sau đó tạo ra các báo cáo giúp hệ thống BMS quản lý thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà một cách hiệu quả.
Lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà BMS là gì?
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS ra đời giúp các cá nhân và doanh nghiệp giải quyết hiệu quả vấn đề an ninh và bảo mật không gian, từ đó hạn chế các sự cố không mong muốn. Hãy cùng SECOM tìm hiểu lợi ích của hệ BMS là gì qua phần nội dung dưới đây nhé:
Điều khiển và quản lý toàn bộ tòa nhà
Hệ thống quản lý BMS có thể tự động điều khiển và quản lý tòa nhà một cách thông minh, cung cấp các kết quả dữ liệu được trình bày đơn giản, giúp người dùng dễ dàng nắm bắt tình hình. Bên cạnh đó, hệ thống còn có khả năng xóa dữ liệu sử dụng năng lượng và cung cấp các thông tin dựa trên điều kiện thời gian, tài sản và thiết bị.
Đơn giản hóa quá trình báo cáo
Nhằm tối ưu tiện ích cho người dùng, các báo cáo của hệ thống BMS được thiết lập với khả năng cho phép người dùng điều chỉnh theo sở thích, cụ thể:
- Hiển thị xu hướng một cách rõ ràng, hiệu quả.
- Chủ động đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề một cách hợp lý.
- Cho phép tạo báo cáo theo yêu cầu và tự động trong khoảng thời gian thiết lập.
- Phân phối đến đúng bộ phận cần thiết, đồng thời có thể truy cập dễ dàng qua các cổng giao tiếp.
Hệ thống nội bộ được kết nối một cách hợp lý
Các bộ phận trong hệ thống BMS được sắp xếp một cách rõ ràng và hợp lý, từ đó cho phép thiết bị có khả năng liên tục tiếp nhận và phân tích dữ liệu hiệu quả. Ngoài ra, người dùng có thể kết hợp BMS với các cảm biến và thiết bị kỹ thuật để tạo nên một hệ thống quản lý hiệu suất cao.
Cải thiện thời gian hoạt động
Ứng dụng hệ thống BMS vào việc quản lý hệ thống tòa nhà giúp tối ưu thời gian hoạt động của thiết bị. Điều này không chỉ mang lại giá trị cho người dùng mà còn bao gồm các nhóm tích hợp, dịch vụ và bảo trì.
Cải thiện mức sử dụng năng lượng
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS có thể tự động điều chỉnh và mở/tắt các thiết bị điện, nước… do đó chúng sẽ giúp người dùng tiết kiệm mức tiêu thụ năng lượng một cách đáng kể. Trong đó, hệ thống quản lý tòa nhà BMS sẽ cải thiện nguồn năng lượng của tòa nhà bằng những công việc sau:
- Theo dõi chặt chẽ mức tiêu thụ năng lượng và tạo báo cáo cho người dùng.
- Cung cấp những thông tin quan trọng về các thiết bị cho chủ sở hữu, trong đó bao gồm những hoạt động không cần thiết.
- Cài đặt giờ cho hệ thống sưởi, làm mát.
- Xác định tình trạng rò rỉ van.
Tối ưu hóa công đoạn bảo trì
Hiện nay, hệ BMS được chế tạo với những cải tiến vượt bậc và tối ưu hóa nhóm bảo trì bằng các cách thức sau:
- Xóa bỏ những bảo trì không cần thiết.
- Kiểm soát hiệu quả các thiết bị, tài sản để hạn chế sự cố.
- Cải thiện hiệu quả của các đợt bảo trì thực địa, đồng thời cho phép những nhóm bảo trì nhỏ hơn.
Ứng dụng của hệ thống BMS trong quản lý tòa nhà
Để giúp việc quản lý, vận hành tòa nhà trở nên nhanh chóng, hiệu quả và linh hoạt hơn, các cá nhân và doanh nghiệp đang dần tìm đến giải pháp hệ thống quản lý tòa nhà BMS. Vậy tính ứng dụng thực tế của hệ thống quản lý tòa nhà BMS là gì?
Hiện nay, BMS System có thể phát huy công dụng điều khiển, giám sát và vận hành trong hầu hết các không gian, bao gồm:
- Tòa nhà hành chính công cộng, chung cư;
- Trung tâm thương mại, công ty, văn phòng;
- Bệnh viện, tòa nhà dược phẩm;
- Tàu điện ngầm, nhà ga tàu;
- Các quán ăn, nhà hàng và khách sạn;
- Hệ thống trường học (tiểu học, cơ sở, trung học, đại học);
- Trung tâm truyền hình và giải trí;
- Hệ thống nhà máy điện;
- Hệ thống sân bay, trung tâm thông tin.
Như vậy, SECOM vừa giúp người dùng hiểu rõ BMS là gì cũng như những lợi ích, chức năng và cấu trúc của hệ thống. Nhìn chung, việc bảo đảm tình hình an ninh khu vực luôn là vấn đề thiết yếu cần quan tâm hàng đầu. Điều này đòi hỏi các cá nhân và doanh nghiệp phải tìm ra một giải pháp hiệu quả để giải quyết nỗi lo này.
Trong trường hợp quý khách đang tìm kiếm một đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống camera giám sát giúp tăng cường bảo vệ an ninh tòa nhà, hãy liên hệ ngay đến SECOM để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất.